CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP TRONG THIẾT KẾ & THI CÔNG NỘI THẤT
Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình, khách sạn hay văn phòng, cửa hàng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.
Để các bạn hiểu hơn về các loại lõi gỗ công nghiệp, thông qua bài viết này HOSO VIỆT NAM sẽ giới thiệu chi tiết về từng loại lõi gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- VÁN DĂM (PB) vs VÁN DĂM CHỐNG ẨM
- MDF vs MDF CHỐNG ẨM
- HDF vs BLACK HDF
- VÁN PLYWOOD
- VÁN WPB (VÁN NHỰA)
Là những loại gỗ công nghiệp khá phổ biến trên thị trường.
Để phân biệt và sử dụng chính xác các loại sản phẩm, các bạn cần lưu ý như sau:
1/ VÁN DĂM (Particle Board – PB)
Ván dăm được sản xuất từ các loại dăm gỗ xay ra (nguồn gốc là các nguyên liệu ngắn ngày như cao su, bạch đàn hoặc keo…), rồi ép lại thành hai lớp, gồm lớp lõi và lớp bề mặt. Lớp lõi có dăm gỗ lớn để liên kết tấm ván, lớp bề mặt là lớp dăm mịn để bề mặt mịn phẳng. Để sản xuất loại gỗ công nghiệp này cũng cần trải qua khá nhiều các công đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp.
Loại sản phẩm này được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trên thế giới, nhất là đồ nội thất văn phòng, nội thất nhà ở. Ván có tỷ trọng trung bình là 630-680kg/m3, có độ dày từ 9mm – 25mm.
Đối với các vị trí có độ ẩm cao như tủ bếp, tủ toilet hay những khu vực có thơi tiết ẩm ướt thì nên sư dụng VÁN DĂM CHỐNG ẨM. Ván dăm chống ẩm có tỷ trọng từ 670-710kg/m3 và đươc phân biệt với ván dăm tờng bằng màu xanh trong lõi ván. Tuy nhiên, màu xanh không phải nhân tố quyết đến việc chống ẩm mà tính năng chống ẩm lại là do chất phụ gia đươc trôn trong keo ép ván, gọi là phụ gia chống ẩm. Ván dăm chống ẩm có đô dày 9mm – 16mm – 18mm.
2/ VÁN SỢI MDF
Dòng ván gỗ công nghiệp MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn PB, cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các chất phụ gia ép lại. Các sợi gỗ sẽ được nghiền nát, loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo và các chất phụ gia bột sợi gỗ, chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ… để cho ra loại gỗ thành phẩm phục vụ cho ngành thi công nội thất.
Ván MDF cũng được sử dụng rộng rãi vì bề mặt phẳng, mịn, đẹp, đa dạng về độ dày và có phần chất lượng tốt hơn ván dăm, vì thế, giá thành cũng nhỉnh hơn. Ván MDF được sử dụng rộng rãi từ nội thất gia đình, khách sạn, bệnh viện, trường học, ốp vách và ốp trần. Ván có tỷ trọng trung bình là 670-760kg/m3, độ dày từ 3mm-25mm.
Ván MDF CHỐNG ẨM cũng như MDF thường nhưng có thêm phụ gia chống ẩm, được phân biệt bằng màu xanh và có tỷ trọng cao hơn MDF thường (từ 670-780kg/m3). MDF chống ẩm dùng cho những khu vực cần độ chống ẩm cao như tủ bếp, tủ toilet hoặc những khu vực có khí hậu ẩm ướt.
⇒ Trên thị trường, 90% sản phẩm gỗ công nghiệp là được dùng VÁN MDF và VÁN DĂM. Sự kết hợp giữa hai sản phẩm này và giải pháp cực kỳ hữu ích cho hàng tủ gỗ công nghiệp. VÁN DĂM có giá thành hợp lý, linh hoạt. VÁN MDF đa dạng về độ dày, có bề mặt phẳng mịn, phù hợp sử dụng cho các sản phẩm có bề mặt bóng gương như acrylic hay phủ sơn, bề mặt mờ, mịn như Matte, Supper Matte.
3/ VÁN HDF
Loại gỗ này có lượng bột gỗ xay nhuyễn và các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng còn lại. Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn các loại khác. Do vậy, loại gỗ này đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh. Ván có độ nén cao hơn MDF, tỷ trọng trung bình khoảng 800kg/m3.
Gỗ công nghiệp lõi HDF đều đặt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo về độ bền, độ cứng và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe. Tùy thuộc nguyên liệu đầu vào mà lõi của gỗ có thể là màu xanh hoặc trắng. Chất lượng gỗ không bị ảnh hưởng bởi màu lõi gỗ.
VÁN HDF thường được sử dụng cho sản xuất ván sàn, vì có khả năng chịu lực tốt, tỷ trọng ván cao nên không khí ẩm sẽ chậm tấn công vào lõi ván nên khả năng chống ẩm của ván HDF rất tốt, phù hợp với nhưng nơi có độ ẩm cao. Loại gỗ này cũng có ưu điểm khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt, có thể sử dụng trong phòng học, nhà bếp hay nội thất văn phòng, tuy nhiên, vì trọng lượng ván khá nặng nên đôi lúc không phù hợp với sản phẩm nội thất mà chỉ nên dùng cho ốp vách.
VÁN BLACK HDF có tỷ trọng trung bình khoảng 830kg/m3, ván có màu đen nên thường được sử dụng cho vách toilet, hoặc những sản phẩm nội thất cần độ chịu lực, độ chống va đập cao.
4/ VÁN PLYWOOD
Còn được gọi là gỗ dán, được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.Ván có độ dày từ 5m-18mm, tuy nhiên nhược điểm của Plywood là bề mặt không được phẳng, mịn, đẹp như MDF hay ván dăm và giá thành cao.
Tuy nhiên khả năng chống nước của ván Plywood tốt nên thường được sử dụng ở những nơi có nguy cơ rò rỉ nước như tủ toilet, khu vực chậu rửa chén của tủ bếp. Bên cạnh đó, ván Plywood còn được đánh giá cao bởi khả năng bám đinh, bám vít rất tốt, giúp cho quán trình lắp đặt và sử dụng đơn giản hơn. So với các loại gỗ công nghiệp khác như MDF, HDF hay MFC thì Plywood có trọng lượng nhẹ và khả năng uốn cong dễ dàng, đáp ứng được độ thẩm mỹ cao trong ngành sản xuất nội thất. Ngoài ra, loại ván này được đánh giá là có tuổi thọ hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp khác. Trong điều kiện sử dụng và bảo quản tốt thì có thể giữ được chất lượng và vẻ đẹp lên đến hơn 20 năm. Đây là điều mà không phải loại gỗ công nghiệp nào cũng làm được.
5/ VÁN CHỐNG NƯỚC WPB (VÁN NHỰA)
Đây là tấm ván hỗn hợp gỗ nhựa, được làm từ nhựa PVC, có cấu trúc nhẹ, chậm cháy và đặc biệt có khả năng chống nước vô cùng tốt, độ dày từ 5mm – 18mm, được sử dụng như ván Plywood, tuy nhiên khả năng chống nước là cao nhất nhưng độ bắt vít kém nên khuyến cáo cho tủ toilet, khu vực chậu rửa nếu cần.
Cách phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp trong quá trình lựa chọn nguyên liệu cho đồ nội thất là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua đó, khách hàng có thể yên tâm sử dụng, hiểu được cách vệ sinh đúng cách, cũng như bảo quản sao cho thích hợp nhằm kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất.
Qua bài viết này, hi vọng có thể mang đến cho anh/chị những kiến thức, kinh nghiệm mới trong việc phân biệt các loại gỗ trong đồ nội thất. Bên cạnh đó, anh/chị cũng có thể tham khảo các sản phẩm nội thất cửa HOSO VIỆT NAM ở mục DỰ ÁN của website hoặc LIÊN HỆ với chúng tôi để tham quan showroom trưng bày, nhà máy sản xuất để yên tâm hơn trong việc lựa chọn đơn vị thiết kế & thi công nội thất cho ngôi nhà mơ ước sắp tới của mình.
—
???? ??????? ??.,??? – ???????? ?????????? ??? ?????????
???????? ?????? ?????????? ??? ???????????? ??? ?????? | ?????????? | ?????? | ??????? | ?????
?????: (+84) 9014 79 818 | (+84) 964 178 279 (Ms. Phuong)
?????: hosovietnam.kd@gmail.com
???????: https://hosovietnam.vn/
https://hosojapan.co.jp/vietnamese/
https://www.facebook.com/hosogroup
???? ??????: Lot B1, Road No. 3, Hoa Khanh Industrial Park, Hoa Khanh Bac Ward, Lien Chieu District, Da Nang City, Viet Nam.